Hotline: 024 6278 0875

Hệ thống cao tốc đỉnh cao của nước Đức

Hệ thống cao tốc đỉnh cao của nước Đức được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ, mạng lưới đường cao tốc không đơn thuần chỉ là cơ sở hạ tầng mà đã chuyển hóa thành biểu tượng văn hóa, xã hội của người Đức.

1 Lịch sử đường cao tốc huyền thoại Autobahn

Đường cao tốc Đức có từ những năm 1930 là nền tảng cho hệ thống cao tốc đầu tiên của thế giới. Autobahn của Đức là đường cao tốc gần như huyền thoại. Nó là một hệ thống các đường cao tốc. Thực tế có một chút khác biệt so với truyền thuyết. Huyền thoại là không có giới hạn tốc độ nhưng thực tế chỉ có ~70 % của chiều dài là như vậy. 30% còn lại bị giới hạn tốc độ do bị phản đối bởi những tổ chức xã hội, hội bảo vệ môi trường. Autobahn hiện tại là đường cao tốc không thu phí.

Giới hạn tốc độ được đề xuất là 130 km/h (80 dặm/giờ) ở đường cao tốc, trong khi các đoạn đô thị và một số đoạn nguy hiểm đôi khi giới hạn tốc độ ở mức thấp là 100 km/giờ (62 dặm/giờ). Thực tế là hệ thống autobahn của Đức là một mạng lưới rộng lớn các đường cao tốc truy cập hạn chế, thường có thể cung cấp cho người lái xe một tuyến đường nhanh chóng từ thành phố này sang thành phố khác.

Trong vòng sáu năm sau khi hoàn thành các autobahn Cologne-Bonn đầu tiên vào năm 1932, đã có thêm 3.000 km (1.860 dặm) của siêu xa lộ kết nối vào mạng lưới đường bộ của nó. Trước khi Autobahn được xây dựng cũng có một vài đường cao tốc đã ra đời nhưng chưa đạt chuẩn cao tốc là đường cao tốc thử nghiệm Avus ở Berlin (được xây dựng từ năm 1913 đến 1921) và đường cao tốc tự hành dài 130 km giữa Milan và các hồ phía bắc Ý (hoàn thành năm 1923). Mặc dù nền kinh tế và lạm phát phi mã vào cuối năm 1920, có ảnh hưởng đến kế hoạch của người Đức xây dựng autobahn nhưng nó vẫn được lên phương án xây dựng. Hitler coi việc xây dựng autobahn chủ yếu phục vụ cho quân sự nhưng lợi ích của nó như là một chương trình tạo việc làm trong những năm 1930.

Hệ thống autobahn Đức ngày nay trải dài 12.993 km (8.073 dặm, dữ liệu năm 2016) ở hầu hết các thành phố ở Đức. Hiện nay, các kế hoạch tăng số lượng và chiều dài của autobahn thường gặp phải sự phản đối của người dân trên nơi nó đi qua. Một ví dụ, một đoạn autobahn được đề xuất dọc theo bờ biển Baltic ở miền bắc nước Đức, đã bị tranh cãi bởi những người liên quan đến vấn đề chất lượng cuộc sống, môi trường của họ so với những người nhìn thấy lợi ích kinh tế cho khu vực. Xa hơn trong đất liền, A20 chạy giữa L Cantereck ở phía tây và Prenzlau ở phía đông cũng lặp lại tình trạng tương tự.

                      

2 Hệ thống cao tốc đỉnh cao của nước Đức

  • Biểu tượng nổi bật

Ý tưởng xây dựng đường cao tốc kết nối các thành phố đang mở rộng của Đức sau Thế chiến thứ nhất đã được hình thành ở Cộng hòa Weimar thời hậu chiến. Con đường công cộng đầu tiên thuộc loại này được hoàn thành vào năm 1932, nối Cologne và Bonn, là một phần của đường 555 ngày nay.

Chiều dài hiện tại của toàn bộ mạng lưới là khoảng 13.000 km, trở thành hệ thống lớn thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc và là một trong những biểu tượng nổi bật của nước Đức, bên cạnh nhà thờ Di sản thế giới ở Cologne hay tháp Truyền hình Berlin. Mạng lưới đường cao tốc Đức không chỉ nối liền các địa danh trên đất Đức mà còn đóng vai trò trọng điểm trong giao thông từ Nam Âu lên Bắc Âu hay sang Đông Âu. Hầu hết các đoạn đường đều có 2, 3 hoặc thậm chí 4, 5 làn mỗi hướng, cộng thêm một làn khẩn cấp cố định.

  • Kỹ thuật bậc thầy

Kỹ thuật xây dựng đường cao tốc Đức thậm chí còn được đề cao thành bậc thầy với chất lượng siêu việt, quá trình xây dựng công phu với nền móng cao cả chục mét, gồm nhiều tầng vật liệu và trên cùng phủ lớp bê tông cho mặt đường.

Thoát nước cực nhanh, mặt đường bằng phẳng, chống rung lắc, trơn trượt, hạn chế giãn nở tối đa trong mọi điều kiện thời tiết; nhờ cấu trúc bê tông lộ thiên nên bề mặt cũng có độ bám tốt hơn và giảm tiếng ồn khi lái xe, cho dù qua loại địa hình nào cũng duy trì tính chất phẳng, thẳng nhất. Hệ thống biển báo rõ ràng, nhất quán, những đoạn đường vòng, hẹp đều có biển cảnh báo trước cả cây số và nhắc lại liên tục khi tới gần.

Tất nhiên, chi phí xây dựng cũng thuộc loại cao nhất thế giới, khoảng 6 - 20 triệu EUR/km, tùy theo địa hình. Chi phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng cao tốc được chính phủ liên bang phân bổ từ nguồn thuế. Ô tô cá nhân được miễn phí đường, kể cả xe biển số nước ngoài. Xe tải đóng phí đường từ năm 2005 thông qua chip điện tử gắn ở bánh xe.

Lưu lượng xe tải, xe cá nhân mật độ cao lên đến 170.000 lượt xe/ngày trên một số tuyến cao điểm như A100 ở Berlin, khu vực phụ cận Cologne hay Stuttgart, còn trung bình toàn tuyến cao tốc Đức là khoảng 100.000 lượt xe/ngày. Do đó, phương pháp xây dựng kết hợp đường nhựa và đường bê tông cốt thép thỏa mãn yêu cầu khả năng chịu tải và dự trữ tải trọng cao, đặc tính bề mặt bền, hệ thống thoát nước đảm bảo thấm nhanh mà không làm hỏng lớp nền, khả năng lưu thông tốt, lâu dài, tuổi thọ tới 50 năm. Nguy cơ ùn tắc giao thông và tai nạn cũng được giảm thiểu. Năm 2019, trên toàn tuyến cao tốc Đức xảy ra 32.272 vụ tai nạn có thương vong, với 356 người chết, chiếm 0,01%.

Duy nhất ở nước Đức được lái xe không hạn chế tốc độ, lên đến 70% toàn hệ thống đường cao tốc. Người Đức tự hào với ngành công nghiệp ô tô của họ, cả nước có khoảng 49 triệu ô tô con trên tổng số dân 84,3 triệu dân. Trong số này chỉ có số ít lái xe thường xuyên lái trên 160km/giờ, đa phần lái với vận tốc được khuyến cáo 130 - 140km/giờ. Các cuộc thảo luận xung quanh việc giới hạn tốc độ luôn là chủ đề nóng trong chính trường Đức, nhưng đã bị bỏ phiếu phản đối. Tuy vậy, khi giá nhiên liệu tăng cao, người điều khiển phương tiện cơ giới ở Đức tự động giảm vận tốc mà chẳng cần điều luật nào hạn chế.

X

Nhập thông tin đăng ký