Hotline: 024 6278 0875

Hệ thống giao thông và luật giao thông tại Đức

(Với một mạng lưới giao thông dày đặc cùng với hệ thống phương tiện hiện đại tại Đức, bạn có thể dễ dàng đi lại khi sinh sống tại Đức. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kĩ luật giao thông để tránh những rắc rối không đáng có nhé.)

1 Phương tiện giao thông công cộng tại Đức

Xe bus hoặc tàu điện: Hệ thống giao thông công cộng trong thành phố được gọi là “giao thông công cộng địa phương” (ÖPNV), bao gồm xe bus và tàu điện (tàu điện ngầm – U-bahn, tàu điện ngoại ô – U-bahn và tàu điện trong thành phố – Straßenbahn). Phần lớn các phương tiện giao thông công cộng tại Đức đều yêu cầu bạn phải mua vé trước khi lên tàu xe. Có nhiều cách khác nhau để mua như máy bán vé tự động tại điểm dừng hoặc trên sân ga, trên tàu hoặc (chủ yếu là trên xe buýt) với tài xế.

Tàu lửa: Di chuyển bằng tàu hỏa nhìn chung không hề rẻ, đặc biệt nếu bạn muốn đi du lịch tự túc. Bạn có thể tiết kiệm tiền nếu mua vé trước càng lâu càng tốt. Bạn có thể mua vé tại quầy ở ga tàu, tại các máy tự động hoặc trên trang web https://www.bahn.de. Khi đặt vé online, cơ hội săn được vé rẻ sẽ cao hơn rất nhiều. Và các bạn cũng biết, di chuyển bằng tàu lửa thường rất nhanh, thoải mái và tiện lợi.

Di chuyển bằng xe đạp: Di chuyển bằng xe đạp giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, tăng cường sức khỏe, bảo vệ môi trường và hơn cả là rất thuận tiện khi di chuyển trong thành phố. Phần lớn các thành phố sẽ có đường đi riêng được đánh dấu dành cho xe đạp và những vị trí dành riêng để đậu xe và chuyển xe. Xe đạp đối với người Đức không chỉ là phương tiện di chuyển hằng ngày mà còn là phương tiện để đi du lịch cùng bạn bè và người thân mỗi cuối tuần đến các vùng nông thôn để hưởng không khí trong lành.

Những lưu ý khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại Đức:

  • Không được mang đồ ăn lên xe bus và tàu, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền.
  • Nếu thấy có người già hoặc phụ nữ mang thai thì nên nhường chỗ.
  • Đến trạm mình muốn xuống thì nhấn nút màu đỏ gần cửa.
  • Nhớ nhìn hướng tàu để tránh lên nhầm trạm
  • Ở Đức sẽ có phương tiện thay thế khi đường ray đang sửa chữa nên các bạn không cần quá lo lắng nhé.

 

2 Quy định giao thông quan trọng tại Đức

Sống và làm việc tại Đức, bạn cần nắm được việc xử lý vi phạm giao thông ở Đức sẽ như thế nào. Dưới đây là những quy định giao thông quan trọng tại Đức:

Ưu tiên bên phải, vượt bên trái: Trừ những trường hợp đặc biệt có cảnh báo, có biển hiệu thì những phương tiện giao thông đi tới từ bên phải sẽ được ưu tiên. Và cũng khá giống với luật giao thông tại Việt Nam, bạn chỉ được phép vượt từ bên trái để đảm bảo an toàn giao thông nhé.

Ưu tiên người đi bộ: Trừ những trường hợp có sự thay đổi từ cảnh sát hay biển báo giao thông, khu vực đường dành cho người đi bộ luôn được ưu tiên.

Đường dành riêng cho xe đạp: Tại Đức có quy định rất rõ rang đường dành cho xe đạp, nên dù bạn có đi bộ cũng không được phép đi vào. Hãy cẩn thận kẻo bị phạt nhé.
Quy định đèn giao thông: Bộ quy tắc chung mà nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang sử dụng: Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh đi. Lưu ý với bạn ở Đức, đèn đỏ cũng bị cấm rẽ phải nhé.

Đèn chiều sáng của phương tiện giao thông: Mọi phương tiện tham gia giao thông đều phải bật đèn, đặc biệt trong hầm, hoặc khi điều kiện ánh sáng kém, đảm bảo đèn trước đèn sau đều vẫn hoạt động tốt.

Quy định về an toàn khi lái xe:

  • Về tốc độ: Nếu không có biển báo giới hạn tốc độ, trong khu dân cư tốc độ cho phép tối đa 50 km/h, ngoài khu dân cư tốc độ tối đa cho phép là 100 km/h. Đường cao tốc thì không giới hạn, nhưng để đảm bảo an toàn bên đừng đi quá 130 km/h.
  • Khoảng cách giữa các phương tiện: Áp dụng “Quy tắc một giây” xác định khoảng cách an toàn giữa 2 xe: Khoảng cách tối thiểu giữa các xe trong khu dân cư tương ứng với khoảng cách xe chạy được trong 1 giây, còn ngoài khu dân cư áp dụng quy tắc 3 giây.
  • Dây đai an toàn: Trong quá trình xe chạy, tất cả người ngồi trong xe đều phải thắt dây an toàn. Trẻ em phải ngồi thắt dây an toàn  gắn với ghế riêng trong ô tô dành cho trẻ em được cấp phép lưu hành.
  • Không sử dụng điện thoại khi đang lái xe: Quy định này nhắm nghiêm cấm hành động một tay điều khiển phương tiện giao thông, một tay nghe điện thoại. Bạn chỉ được gọi/nghe điện khi đang lái xe nếu có phụ kiện hỗ trợ rảnh tay.
  • Nồng độ cồn: Đã uống rượu bia thì tuyệt đối không được lái xe. Quy định này được áp dụng với tất cả các phương tiện, giới hạn promille là 0,5. Kể cả bạn lái xe đạp trong tình trạng say xỉn cũng sẽ bị tước bằng lái ô tô.

 

3 Xử lý như nào khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra?

Theo quy định luật giao thông của Đức, cảnh sát giao thông  được phép kiểm tra bằng lái xe, giầy tờ xe cũng như độ an toàn  của xe trong quá trình tham gia giao thông. Nếu thấy tín hiệu dừng xe từ cảnh sát giao thông bạn hãy nhớ:

Đầu tiên, hãy bình tĩnh, xi nhan từ từ vào làn đường bên phải để dừng lại.

Sau đó, tắt máy, kéo phanh tay, mở cửa kính  và chờ cảnh sát giao thông đến kiểm tra. Khi nào cảnh sát yêu cầu xuống xe mới xuống.

Nhớ rằng, nếu không được hỏi thì cũng đừng nói nhiều, đừng thanh minh hay trình bày bất cứ một điều gì vội.

Nếu bạn vi phạm luật hãy làm đúng theo luật mà nộp phạt nhé, đừng giải thích, xin xỏ, bởi chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói “Anh có quyền giữ im lặng nhưng những lời anh nói sẽ là bằng chứng chống lại anh trước tòa.” Hãy nhớ nhắc cả đồng đội nếu đang đi cùng bạn nhé, chúc các bạn lưu thông an toàn.


 
X

Nhập thông tin đăng ký