Hotline: 024 6278 0875

Văn hoá sinh viên đại học Hàn Quốc có gì thú vị?

Hầu hết các bạn chỉ biết đến hình ảnh về trường học Hàn Quốc thông qua những bộ phim. Vậy đã bao giờ bạn nghe về văn hoá đại học ở thực tế đất nước này chưa? Để các bạn không bị bỡ ngỡ khi đặt chân đến học ở đất nước này, ANG Group sẽ giới thiệu các văn hoá tiêu biểu giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về môi trường đại học Hàn Quốc nhé!

1. Định hướng (OT), Nơi học dành cho sinh viên mới (Saeteo/새터)

 

Ở Hàn Quốc, sinh viên đại học năm nhất được gọi là 'saeteo' (nghĩa là người mới). 

Vào giữa tháng 2, sau khi nhập học, sinh viên mới tham gia vào một sự kiện lớn có tên là OT (Định hướng) hoặc Sateo (Nơi học tập dành cho sinh viên mới). Hầu hết các tân sinh viên đều tham gia sự kiện này, trong sự kiện sẽ có một số sinh viên khóa trên và các giáo sư cũng tham dự, vì vậy đây là cơ hội giao lưu, kết bạn rất tốt.

Vì số lượng sinh viên tham gia rất đông nên thường được tổ chức ở các khu nghỉ dưỡng lớn, và lịch trình thường là 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm. 

Vào ngày đầu tiên, sinh viên mới trò chuyện với các giáo sư và tiền bối khóa trên, nhận lời khuyên về cuộc sống, việc học tập trong khoa và trong trường đại học. Sau đó sẽ tham gia chơi các hoạt động khác nhau theo nhóm để làm quen với bạn học mới của mình.

Sau khi xem các tiết mục biểu diễn khác nhau được chuẩn bị bởi câu lạc bộ của trường đại học hoặc nhóm cổ vũ của trường, Các sinh viên năm nhất sẽ có cái nhìn thú vị hơn về khoa và trường. 

Vào đêm cuối cùng của buổi OT, sinh viên thường tổ chức uống bia, rượu và chơi các trò chơi cùng nhau cho đến sáng rất vui. Ở Hàn có một văn hóa đó là tiền bối hoặc người lớn tuổi mời rượu thì sẽ không được từ chối, do đó mà đã xảy ra những chuyện không hay về vấn đề mời rượi nên các sinh viên cuối cấp đã bỏ văn hóa ép rượi, mọi người sẽ vui chơi một cách thoải mái. 

2. Văn hóa Hẹn ăn (밥약)

Lần đầu đến trường, chắc chắn sẽ có một số bạn không biết quán ăn nào ngon ở quanh trường. Do đó, sẽ đi cùng các tiền bối để biết các quán ăn ngon.

'Hẹn ăn cơm' (밥약/ 밥 약속) đề cập đến việc hẹn ăn trưa hoặc ăn tối với các tiền bối. Sau buổi OT, bạn sẽ quen biết được một số tiền bối và từ đó sẽ hẹn ăn cơm với các tiền bối đó để mối quan hệ trở nên thân thiết hơn. Thông thường, bữa đầu tiên, tiền bối sẽ trả tiền và bữa sau thì sinh viên mới sẽ thanh toán.

3. Điểm danh rồi về (출퇴)

 

Học sinh Hàn Quốc thường sẽ phải học tập thật chăm chỉ đến hết cấp 3, do đó năm nhất đại học họ sẽ có tâm lý muốn thỏa sức tận hưởng cuộc sống tự do khi trở thành sinh viên đại học và đôi khi sẽ trốn học. Lên lớp điểm danh rồi nhân lúc giáo sư không để ý trốn ra ngoài đi chơi gọi là 출퇴.

Sau khi trốn tiết, các sinh viên sẽ ngồi chơi trên bãi cỏ ở sân trường và gọi đồ ăn nhanh đến thưởng thức, hoặc họ rủ nhau đi đến địa điểm nào đó như sông Hàn.  

4. Văn hóa Cá tháng Tư (만우절 문화)

Một trò đùa điển hình vào ngày Cá tháng Tư (1/4) đó là mặc đồng phục học sinh cũ đến trường đại học để chụp ảnh kỷ niệm. Vì vậy, chỉ riêng vào ngày này, bạn có thể thấy sinh viên trong đồng phục học sinh trên tàu điện ngầm đi đến trường đại học vào sáng sớm đó nha!

Thỉnh thoảng, họ cũng rủ nhau về lại trường cũ thăm trường rồi đi ăn uống tụ tập với nhau! Đây là một hoạt động rất vui và nhiều sinh viên hưởng ứng đó nha!

5. Văn hóa hẹn hò (미팅 문화)

Những buổi hẹn hò là điểm nhấn của cuộc sống đại học, là nơi mà hai nhóm gồm một bên nữ, một bên nam dành thời gian cùng nhau gặp mặt làm quen trong một nhà hàng hoặc quán bar. 

Thường là với sinh viên từ các trường khác hoặc với sinh viên từ các khoa khác đến hẹn hò, nên đây cũng là một cơ hội kết bạn đó nha!

Ban đầu, bầu không khí sẽ hơi ngượng ngùng do toàn những người lần đầu gặp nhau. Nhưng sau vài ba câu chuyện, dần dần sẽ trở nên thân thiết hơn. Nếu ai có tình cảm với đối phương có thể tỏ tình và nếu may mắn thì có thể sẽ tìm được một nửa của mình luôn đó!

6. Đăng ký môn học thực sự là một trận chiến

Đối với các bạn chưa từng học đại học, chắc chắn các bạn sẽ thấy choáng với việc đăng ký môn học mà phải giành giật vì sợ hết suất. Ngày nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam sau khi chuyển đổi sang hệ tín chỉ thì cũng có hình thức đăng ký môn học trước mỗi kỳ học và đó thực sự là một trận chiến “khốc liệt” giữa các sinh viên. Tương tự như thế, các trường đại học Hàn Quốc vốn dĩ đã có hình thức đăng ký môn học như thế này từ lâu nên việc phải giành giật suất học vào mỗi kỳ học đã trở nên quen thuộc đối với sinh viên và sinh viên buộc phải thích nghi.

7. Văn hóa MT của sinh viên đại học Hàn Quốc

 

MT là tên viết tắt của Memberhip Training, không chỉ giới hạn trong khuôn khổ trường đại học mà còn rất hay được tổ chức tại các công ty, câu lạc bộ. Qua MT gồm các hoạt động du lịch, vui chơi để quen biết và gắn bó với bạn cùng lớp hoặc đồng nghiệp hơn. 

Không giống như OT là cả trường tham gia, MT sẽ tổ chức giữa những người trong cùng bộ phận hoặc câu lạc bộ, thường có 10 đến 20 người tham gia. Thời gian và địa điểm đi khác nhau nhiều tùy theo từng nhóm, nhưng chủ yếu sẽ tổ chức trong các kỳ nghỉ, tại các khu nghỉ dưỡng bên bờ suối để vừa nướng thịt vừa uống rượu cho tăng thêm tình thân thiết.

 

8. Xưng hô với tiền bối 

Trong văn hoá đời sống Hàn Quốc, việc phân chia vai vế trên dưới, người lớn hơn người nhỏ hơn đã là điều không xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta. Thường trong cùng một khoa hay một trường, những sinh viên khoá dưới sẽ là hậu bối (후배) còn những sinh viên khoá trên sẽ là tiền bối (선배).

Tuy nhiên tiền bối và hậu bối không phải là cách phân chia vai vế theo tuổi đời mà là người nào có thời gian học, làm việc lâu hơn thì sẽ có vị trí cao hơn. Chính vì vậy mà có khi những người tuổi đời ít hơn nhưng lại là tiền bối vì họ có thời gian làm việc lâu hơn, nhiều kinh nghiệm hơn.

Khi giao tiếp, ngoài những cử chỉ như cúi đầu hay đưa và nhận đồ bằng hai tay thì cách xưng hô cũng là điều quan trọng. Các bạn khi gặp tiền bối của mình có thể dùng từ 선배 để gọi thay vì những từ gọi anh, chị khác, vì lúc này giữa bạn và tiền bối vẫn còn khoảng cách, bạn nên giữ phép lịch sự cho tới khi thân hơn thì bạn có thể chuyển sang một cách gọi khác thân mật hơn. Đây là một nét văn hóa đời sống Hàn trong trường học rất dễ thấy và quan trọng của người Hàn.

9. Văn hoá nhậu

 

Ở mỗi trường đại học, trước khi bắt đầu năm học mới thì đều tổ chức hoạt động chào đón tân sinh viên. Đây là dịp để những sinh viên khóa trước và khoá mới có thể làm quen lẫn nhau. Thường buổi chào mừng sinh viên sẽ kéo dài vài ngày tùy theo sự tổ chức của sinh viên khóa trên. 

Có một điều không thể thiếu trong các hoạt động quy tụ sinh viên đó là uống rượu. Uống rượu thậm chí còn là một nét văn hoá đời sống Hàn Quốc. Có khi tiệc rượu chỉ đơn giản được tổ chức ở một quán ăn, sinh viên tự làm quen và cụng ly rượu uống. Cũng có khi các sinh viên sẽ tụ tập lại và cùng nhau chơi những trò chơi, có rất nhiều trò và người thua sẽ phải uống, uống cho tới khi say mèm thì thôi. 

Bạn đang có nhu cầu Du học Hàn Quốc, liên hệ ngay với ANG Group để được tư vấn hỗ trợ miễn phí nhé!

HOTLINE: 0246 278 0875

X

Nhập thông tin đăng ký